Cách thi môn sinh học THPT chống trượt
Giúp học sinh 'chống trượt' tốt nghiệp THPT
Những lớp học nhằm giúp học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT được các nhà trường mở ra với tên gọi khác nhau như: chống liệt, chống trượt hoặc 3+, 5+ với mong muốn học sinh của mình không bị trượt.
Chú trọng đến cả tâm lý
Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường không chỉ lo cho học sinh (HS) học đủ kiến thức mà còn rất chú trọng đến vấn đề tâm lý trước kỳ thi.
Bà Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội), cho biết sau kỳ khảo sát đầu tiên dành cho HS lớp 12 của TP.Hà Nội, nhà trường đã “lọc” ra vài chục HS có nguy cơ điểm liệt ở một số môn. Bà Hậu cũng cho hay với những lớp này không chỉ nhồi nhét kiến thức là xong mà phải làm công tác tâm lý cho HS.
Một trong những giải pháp tâm lý mà Trường THPT Trần Nhân Tông đưa ra là cho HS nghỉ tự ôn một thời gian, nhưng trước kỳ thi 1 tuần thì HS lại được khuyến khích đến trường ôn tập trực tiếp với thầy cô. Đây là thời gian quan trọng để hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài thi cũng như tâm lý phòng thi cho HS.
Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) Đàm Tiến Nam cho biết: “Nhà trường phải tiến hành gặp gỡ phụ huynh và HS lớp 12 từ rất sớm để làm công tác tư tưởng cũng như phối hợp trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Phòng tâm lý học đường của trường có tiến hành các đợt khảo sát tâm lý để biết HS đang lo lắng, băn khoăn ở đâu, qua đó phối hợp với đội ngũ giáo viên có biện pháp hỗ trợ HS”.
Lớp học “chống liệt”
Theo ông Đàm Tiến Nam, điều mà nhà trường luôn nhắc nhở HS là có trường hợp đủ điểm đỗ ĐH nhưng lại trượt tốt nghiệp vì có điểm liệt của môn lịch sử. “Nhiều HS có tâm lý chỉ chăm chăm cho các môn thi ĐH mà quá lơ là các môn còn lại nên nhà trường phải có một lớp gọi vui là lớp “chống liệt” cho HS, lớp này có một thời gian biểu và kế hoạch phụ đạo đặc biệt”, ông Nam cho hay.
Bà Vũ Thị Hậu cho biết trong các môn thi, sinh và sử là 2 môn có nhiều HS thuộc diện “nguy cơ cao”, nhiều em không chọn môn này để xét tuyển ĐH nên thường có tâm lý chủ quan, chỉ cần học để được 2 điểm, thoát liệt là được. “Nhà trường đã phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn tổ chức 1 lớp ôn thi đặc biệt cho những HS này, em nào yếu ở môn nào, phần kiến thức nào sẽ được tăng cường hơn, sát sao hơn nhiều so với các lớp khác. Mục tiêu là để chống điểm liệt cho HS”, bà Hậu nói.
Nguồn: https://thanhnien.vn/giup-hoc-sinh-chong-truot-tot-nghiep-thpt-post974446.html
Thi tốt nghiệp THPT: Tổng hợp bí kíp khoanh lụi khi làm bài thi trắc nghiệm dễ đúng nhất
1. Đối với thí sinh không làm được bất kỳ câu nào trong bài (khoanh chống liệt)
Đây là mẹo khoanh trắc nghiệm dành cho những em chỉ muốn chống điểm liệt để đậu tốt nghiệp THPT (từ 1,25 điểm trở lên). Với phương pháp sau đây, xác suất để các em đạt trên 2 là khá cao. Lưu ý: Phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu cho trường hợp thí sinh muốn đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm.
Bước 1. Nhóm các các câu hỏi vào thành một nhóm:
Giả sử một đề thi trắc nghiệm có 40 câu, các em hãy nhóm 5 câu thành một nhóm: câu 1 đến 5, 6 đến 10, 11 đến 15, 16 đến 20, 21 đến 25, 26 đến 30, 31 đến 35 và 36 đến 40 (nếu đề thi 50 câu thì chia thành 10 nhóm).
Bước 2. Khoanh trắc nghiệm:
Ở bước này, các em hãy tiến hành khoanh cùng một đáp án cho các câu hỏi trong một nhóm theo tuần tự từ A, B, C, D. Ví dụ:
+ Nhóm 1 (từ câu 1 đến câu 5) chọn toàn bộ phương án A;
+ Nhóm 2 (từ câu 6 đến câu 10) chọn toàn bộ phương án B;
+ Nhóm 3 (từ câu 11 đến câu 15) chọn toàn bộ phương án C;
+ Nhóm 4 (từ câu 16 đến câu 20) chọn toàn bộ phương án D;
+ Nhóm 5 (từ câu 21 đến câu 25) tiếp tục quay vòng, chọn toàn bộ phương án A;
+ Nhóm 6 (từ câu 26 đến câu 30) chọn toàn bộ phương án B;
+ Nhóm 7 (từ câu 31 đến câu 35) chọn toàn bộ phương án C;
+ Nhóm 8 (từ câu 36 đến câu 40) chọn toàn bộ phương án D.
Với phương pháp này các em sẽ có cơ hội đạt mức điểm chống liệt khi xét tốt nghiệp THPT. Các em có thể đối chiếu với đáp án của một đề thi bất kỳ để kiểm chứng. Phương pháp này có thể áp dụng với bất kỳ môn nào thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, các em chỉ dành phương pháp này để áp dụng cho một môn nào đó các em quá kém, chỉ cần đạt điểm chống liệt đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT và chỉ dồn sức cho các môn còn lại trong xét tuyển đại học.
2. Đối với thí sinh đã làm được bài và còn sót lại vài câu bế tắc
Phương pháp này là mẹo để các em thí sinh có thể làm bài một cách tốt nhất, tối ưu hóa điểm số với năng lực làm bài thực chất của mình.
Nguồn: https://thituyensinh.ican.vn/thi-tot-nghiep-thpt-tong-hop-bi-kip-khoanh-lui-khi-lam-bai-thi-trac-nghiem-de-dung-nhat/
THAM KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN SINH HỌC THPT TẠI ĐÂY:
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/446/luyen-thi-thpt-quoc-gia-pen-m-mon-sinh-hoc.html